Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
(Ảnh minh họa: AP)
Tình trạng 'nóng kỷ lục' này đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh với con người rằng, khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu đã rất gần và nghiêm trọng.
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương của Mỹ (NOAA) cho biết, trong năm 2021, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 0,84°C so với mức trung bình của thế kỷ 20, và là năm có nhiệt độ cao thứ 6 tính từ khi thống kê bắt đầu được tiến hành vào năm 1880.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nồng độ ngày càng cao của các loại khí giữ nhiệt như khí thải carbon dioxide. Các nhà khoa học dự báo gần như chắc chắn rằng, 2022 sẽ là năm có nhiệt độ cao thứ 10 trong lịch sử.
Phân tích của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng cho thấy, 2021 và 2018 là những năm ở trong danh sách 6 năm có nhiệt độ nóng nhất từ trước tới nay và sự gia tăng lượng khí nhà kính kể từ khi con người tiến hành cách mạng công nghiệp đến nay là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hành tinh nóng lên.
Trẻ em chơi dưới dài phun nước trong đợt nắng nóng kỷ lục ở Seattle ngày 27/6/2021. (Ảnh: AP)
Những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng thấy rõ trong những năm gần đây, trong đó có hàng loạt các vụ cháy rừng xảy ra ở khắp nơi, từ Australia cho tới Siberia, những đợt nắng nóng kéo dài ở Bắc Mỹ và mưa lũ, lụt lội ở châu Á, châu Phi, Mỹ và cả châu Âu.
Tính riêng ở Mỹ, đã có gần 700 người chết trong năm 2021 tại những thời điểm điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Với tốc độ ấm lên như hiện nay, các nhà khoa học cho rằng, Trái đất sẽ nóng thêm 1,5°C vào năm 2030.
Những dữ liệu mới công bố của NOAA càng khẳng định thêm sự cấp thiết thế giới phải nỗ lực hơn nữa để có các giải pháp nhằm đảm bảo Trái đất không nóng lên quá 1,5°C nếu như muốn tránh được thiên tai như siêu bão, sóng thần, lụt lội... mà hệ quả là sự tàn lụi của thiên nhiên và hủy diệt các cộng đồng người sinh sống ven biển.