Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Theo ông Phạm Văn Học, Chủ tịch hội đồng quản trị Bệnh viện Hùng Vương Phú Thọ, trẻ 7 tuổi sống tại huyện Đồng Văn, Hà Giang, tiền sử bố mẹ mắc Covid-19, không điều trị, tự khỏi, trẻ không làm test nên không xác định được có mắc hay không.
Trước khi vào viện, trong một tuần bé xuất hiện sốt cao, ban toàn thân, được gia đình đưa vào bệnh viện địa phương điều trị nhưng tình hình không cải thiện. Ngày thứ 3,4 bé tiếp tục xuất hiện nói sảng, đau nhức toàn thân... gia đình đưa bé vượt hơn 400 km đến BV Hùng Vương khám và điều trị.
Khi vào bé sốt cao liên tục (trên 39oC) mê sảng, huyết áp thấp (78/35), các chỉ số viêm tăng rất cao (procalcitonin 32,98) kết quả xét nghiệm có tình trạng rối loạn đông máu, chức năng tim suy giảm, Spo2 liên tục thấp... Với những triệu chứng lâm sàng khi vào viện các bác sĩ nghĩ tới ba khả năng, nhiễm trùng máu, bệnh Kawasaki và hội chứng MIS-C.
Hình ảnh phát ban trên da của trẻ.
Cả ba căn bệnh trên đều nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, từ yếu tố dịch tễ kết hợp với việc nghiên cứu, cập nhật các tài liệu quốc tế và báo cáo khoa học của Bệnh viện Nhi TW, các bác sĩ nghĩ nhiều đến hội chứng MIS-C. Khi cho trẻ làm thêm xét nghiệm Pro - BNP:2462, định lượng kháng thể SARS-CoV-2: 264.5. Với kết quả đó các bác sỹ đã khẳng định bé mắc hội chứng MIS-C.
Đây là tình trạng viêm đa cơ quan, suy tim, suy đa tạng sau mắc Covid-19, người mắc căn bệnh này sẽ rơi vào tình trạng nguy kịch và có thể tử vong nếu không được xác định và điều trị sớm.
Ông Học cho biết, ở Việt nam cũng mới ghi nhận một số ít ca ở BV Nhi Trung ương, chính vì số lượng mắc và ghi nhận quá ít nên rất khó chẩn đoán và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tương tự khác.
Phác đồ và thuốc điều trị căn bệnh này đã được các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam xác định. Tuy nhiên, một rào cản khác mà nhiều người sẽ không vượt qua được đó là thuốc điều hòa miễn dịch IVIG hiện nay rất đắt (khoảng 50 triệu đồng/liệu trình).
Trường hợp trên bác sĩ chẩn đoán đúng, gia đình bé đã hợp tác và chỉ sau hơn môt ngày dùng IVIG phối hợp các thuốc đặc trị khác toàn trạng bệnh nhân đã được cải thiện, bé dần hết sốt, huyết áp ổn định, chức năng tim cải thiện rõ rệt.
Đây là trường hợp đầu tiên được phát hiện tại BV Hùng Vương và bé thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
Tại BV Nhi Trung ương, tính từ đầu tháng 2 đến nay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận hơn 10 trẻ mắc di chứng hậu Covid-19 từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Đa số trẻ bị nhập viện điều chưa được tiêm phòng Covid -19, đáng chú ý có 2 bệnh nhi diễn biến rất nặng phải thở máy, lọc máu tiên lượng xấu.
Theo TS.BS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Nhi Trung ương với những trẻ có tiền sử đã mắc Covid-19, hoặc tiếp xúc với người mắc Covid-19, sống trong vùng dịch, khi có các triệu chứng như:
– Sốt cao liên tục trên 24h
– Nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc
– Phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân
– Rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy.
– Có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo: hiện nay dịch Covid- 19 vẫn hết sức phức tạp, tỷ lệ mắc covid-19 ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng do chúng ta đang từng bước thực hiện cuộc sống 'bình thường mới', do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ là ngăn ngừa trẻ mắc covid-19 bằng cách:
· Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ theo khuyến cáo, nếu trẻ được tiêm chủng các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi, đặc biệt là các biến chứng của MIS-C.
· Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông đông người.
· Đeo khẩu trang cho trẻ ở những nơi công cộng và xung quanh những người mà trẻ sống cùng
· Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay.
· Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao, nghỉ ngơi hợp lý.
· Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ