Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước cũng như việc quản trị chất lượng vận tải của doanh nghiệp, một hãng xe ở Hà Nội đang gấp rút trang bị hệ thống camera giám sát đáp ứng theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải cho khoảng 70 đầu phương tiện.
Một hãng xe đang gấp rút trang bị hệ thống camera giám sát đáp ứng theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải cho khoảng 70 đầu phương tiện.
'Việc lắp đặt thiết bị camera giám sát nhằm đảm bảo lợi ích thiết thực của doanh nghiệp. Thông qua thiết bị này, bộ phận điều hành của Công ty có thể theo dõi được các thông số cần thiết của xe như tốc độ, đang chạy hay đang dừng đỗ, xe đang chạy chở khách có hay không bật máy điều hòa, số lượng khách trên mỗi chuyến xe..., từ đó có những cảnh báo, nhắc nhở và yêu cầu dừng vi phạm', đại diện hãng xe này cho hay.
Trước đó, hãng xe này cũng đã trang bị hệ thống camera dùng cho việc quản lý nội bộ trên xe. Tuy nhiên, hệ thống này không có chức năng truyền hình ảnh trực tuyến mà phụ thuộc vào ổ nhớ. Mỗi khi có sự cố cần truy soát camera thì phải copy dữ liệu từ thẻ nhớ sang máy tính, rất mất thời gian, tốn kém nhân lực. Đối với hệ thống camera giám sát đạt chuẩn của BA GPS, doanh nghiệp sẽ dễ dàng trích xuất hình ảnh, video trực tuyến nhờ có thiết bị phát sóng 3G, 4G... Do vậy, hiệu quả quản lý chất lượng vận tải sẽ được nâng lên, tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp. Đặc biệt thiết bị sẽ tăng tính cảnh báo, góp phần đảm bảo an toàn giao thông khi xe lưu thông trên đường.
Anh Phạm Đức Chung - nhân viên kỹ thuật lắp camera hệ thống trên xe ô tô thường xuyên phải làm xuyên trưa.
Do nhu cầu trang bị hệ thống camera giám sát tăng cao, những ngày này, các kỹ thuật viên lắp đặt camera cũng đang hối hả làm việc để phục vụ doanh nghiệp.
Khoảng 12h, mặc dù đã đến giờ nghỉ trưa nhưng anh Phạm Đức Chung, nhân viên kỹ thuật của một công ty chuyên cung cấp hệ thống camera cho xe vẫn phải miệt mài làm việc.
'Những ngày này, mỗi ngày tôi lắp camera giám sát cho khoảng 30 xe, công việc của tôi bắt đầu từ 6h sáng. Do nhu cầu của khách cao nên gần như không có giờ nghỉ. Như hôm nay tôi sẽ phải làm thông trưa thì mới có thể hoàn thành việc lắp camera cho khách', anh Chung chia sẻ.
Mỗi ngày anh Chung lắp được khoảng 30 xe.
Theo anh Chung, việc lắp camera cho mỗi xe mất khoảng 30 phút, mọi thiết bị đã được điều chỉnh trên hệ thống, đến chỉ việc lắp đặt, chọn vị trí làm sao cho quan sát đúng theo nhu cầu của khách.
Việc lắp camera cho mỗi xe mất khoảng 30 phút.
Các nhà xe luôn lựa chọn những thiết bị camera tối ưu nhất, có thiết kế tích hợp cả thiết bị giám sát hành trình 4G (nhà mạng cắt 2G thì không mất hàng triệu đồng nâng cấp thiết bị giám sát hành trình lên 4G, tăng tuổi thọ ắc quy, chỉ phải duy trì 1 thiết bị nên giảm phí duy trì).
Thiết bị camera đúng theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP phải hợp chuẩn TCVN13396 của Bộ Giao thông vận tải, và phải phù hợp tiêu chuẩn 4G của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Anh Lê Sơn, đại diện một doanh nghiệp phân phối thiết bị camera giám sát hành trình cho biết, thiết bị camera đúng theo Nghị định phải hợp chuẩn TCVN13396 của Bộ Giao thông vận tải, và phải phù hợp tiêu chuẩn 4G của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hệ thống camera giám sát phải đáp ứng đủ tiêu chí truyền hình ảnh về máy chủ của Bộ Giao thông vận tải và phải lưu trữ video được trong vòng 7 ngày để có thể trích xuất nếu có vấn đề gì xảy ra trên xe.
'Người dùng là nên lắp những loại camera đã được cơ quan chức năng chứng nhận phù hợp pháp lý và chất lượng. Khi lắp những loại camera đó, dữ liệu của khách hàng sẽ được đảm bảo, khi tham gia giao thông sẽ không bị lực lượng chức năng xử phạt về lỗi camera', anh Sơn khuyến cáo.
Theo anh Sơn trên thị trường hiện nay có rất nhiều mặt hàng camera, một số được nhập từ nước ngoài, tại Việt Nam cũng có một số đơn vị cũng đã sản xuất được thiết bị này, và cũng đã đạt chuẩn, được cấp giấy chứng nhận.
Ông Nguyễn Văn Sơn, chủ nhà xe Sơn Hà chạy tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh chia sẻ: 'Bản thân tôi không thấy bất tiện trước quy định bắt buộc phải lắp đặt camera trên xe. Việc lắp đặt camera trên xe để đảm bảo an ninh và an toàn cho bản thân tài xế lẫn hành khách, vì vậy doanh nghiệp đã chấp hành việc lắp camera trên xe ô tô theo đúng lộ trình quy định'.
Một số nhà xe cũng đã trang bị camera, tuy nhiên chưa đúng quy chuẩn.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 60% xe chở khách từ 9 chỗ trở lên chưa lắp camera theo quy định. Để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội vừa phối hợp với lực lượng liên quan lập 6 chốt tại cửa ngõ, bến xe.
Tại Hà Nội, Thanh tra Sở GTVT vừa phối hợp với lực lượng liên quan lập 6 chốt tại cửa ngõ, bến xe để xử lý xe chở khách từ 9 chỗ trở lên chưa lắp camera theo quy định của Chính phủ.