Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Cuộc sống bị đảo lộn
David Sears đã có sáu tuần để ngủ ngoài trời, trên những mảnh vụn còn sót lại của ngôi nhà ở đảo Grand Isle, bang Louisiana. Ngôi nhà đã bị phá hủy hoàn toàn bởi siêu bão Ida vào cuối tháng 8 và Sears không còn nơi nào khác để đi. Vì vậy, ông đã quay trở lại hòn đảo ngoài vịnh Mexico và sống trên hiên nhà trong hơn một tháng.
Đảo Grand Isle, với những bãi biển cát trắng trải dài, những hàng thuyền đánh tôm cá và hơn 1.000 cư dân thường trú, đã nhận cú hứng chịu sự tấn công đầu tiên từ Ida, cơn bão cấp 4 đã trở thành một trong những cơn bão mạnh nhất nước Mỹ khi đổ bộ vào mùa hè. Bốn tháng sau, những vết sẹo mà Ida để lại hầu như không có dấu hiệu bắt đầu lành lại.
Quang cảnh những ngôi nhà bị hư hại nặng nề do tàn dư của siêu bão Ida ở đảo Grand Isle, bang Louisiana, Mỹ. Ảnh: The Guardian.
Các mảnh vỡ vẫn rải rác trên những con đường, vô số ngôi nhà bị phá hủy dọc theo bãi biển và hàng trăm cư dân vẫn phải di dời. Mảnh đất này, biên giới cuối cùng của nhân loại trước đại dương rộng mở, đã quen với việc hứng chịu những tác động từ thời tiết khắc nghiệt. Nhưng Ida là điều tồi tệ nhất trong lịch sử của hòn đảo.
Sears, một người đàn ông 70 tuổi với bộ ria mép màu trắng, đã mắc căn bệnh viêm phổi và nhiễm trùng tụ cầu ở cả hai mắt sau sáu tuần sống ngoài trời. Ông được đưa đến bệnh viện và thông báo có thể sẽ không qua khỏi. Nhưng sau 9 ngày điều trị, ông đã xuất viện vào giữa tháng 11.
'Tôi tin rằng Chúa đang dõi theo tôi', ông nói khi một cơn gió biển thổi qua chiếc xe kéo mới mà ông đang ngồi về nhà, cách bãi biển vài bước chân. Những người đã về hưu, sống bằng tiền an sinh xã hội, là một trong những người đầu tiên được chuyển đến Fema – dãy nhà tạm thời che chở cho hàng chục cư dân trên đảo, những người đã mất tất cả.
David Sears, 70 tuổi, đang sống trong ngôi nhà tạm 'Fema' ở đảo Grand Isle, bang Louisiana, Mỹ. Ảnh: The Guardian.
Với một tương lai vẫn chưa chắc chắn, Sears chỉ đang sống qua ngày.
'Mỗi ngày một lần', ông khẳng định. 'Tôi sẽ tiết kiệm một số tiền và hy vọng một ngày nào đó, tôi có thể mua được chiếc xe kéo cho riêng mình'.
Nhiều người dân vẫn đang phải chịu đựng nỗi đau khổ do cơn bão mang lại, thậm chí họ còn phải chuẩn bị cho một năm mới đầy bất trắc khi đảo Grand Isle tiếp tục vật lộn với nỗ lực phục hồi khổng lồ.
Adriane Cunningham, một sĩ quan tuần tra của lực lượng cảnh sát đảo, đang sống trong một chiếc xe kéo cách Sears vài đoạn đường. Nhà của cô đã bị đè bẹp bởi hai cái cây lớn bị siêu bão Ida xé toạc rễ. Cô không có bảo hiểm và đã phải chi hơn 3.000 USD chỉ để loại bỏ các mảnh vỡ khỏi căn nhà. Không biết sẽ phải tốn bao nhiêu để xây lại hoặc thậm chí có thể xây lại hay không.
Adriane nói: 'Có vẻ như mỗi khi chúng tôi bắt tay vào sửa chữa ngôi nhà, lại có thêm nhiều vấn đề phát sinh, đòi hỏi rất nhiều tiền'.
Adriane Cunningham, một sĩ quan tuần tra của lực lượng cảnh sát đảo, cũng đang sống trong nhà tạm 'Fema'. Ảnh: The Guardian.
Giám đốc Phòng cháy chữa cháy Giáo xứ Jefferson Bryan Adams, người đang giám sát các nỗ lực tái thiết của chính quyền địa phương, cho biết 141 hộ gia đình trên đảo Grand Isle đã nộp đơn xin nhà ở Fema sau cơn bão.
Những thiệt hại nặng nề khó phục hồi
Siêu bão Ida đổ bộ vào bờ với sức gió 241 km/giờ, làm hư hại mọi công trình trên đảo. Các quan chức địa phương ước tính khoảng 700 tòa nhà, một phần tư số công trình trên đảo, đã bị phá hủy hoặc sẽ cần phải phá bỏ hoàn toàn. Nhiều ngôi nhà trong số đó được xây dựng trước cơn bão Katrina. Ít hơn 400 người dân đã trở lại nhà sinh sống.
Điện đã trở lại hòn đảo vào tháng 10, và những cột tháp dày hơn với nền móng sâu hơn đã được lắp đặt. Nhưng vẫn xảy ra tình trạng cắt điện thường xuyên, và đảo Grand Isle đang được cung cấp năng lượng từ máy phát điện và vẫn chưa kết nối với lưới điện. Nguồn nước cũng đang chảy trở lại. Các kết nối khí đốt vẫn rất rời rạc, một số người trên đảo vẫn sống mà không có đủ khí đốt để dùng.
Quang cảnh những ngôi nhà bị hư hại nặng nề do tàn dư của siêu bão Ida ở đảo Grand Isle, bang Louisiana, Mỹ. Ảnh: The Guardian.
Một số thiệt hại nghiêm trọng nhất đã được thực hiện đối với hệ thống bảo vệ đê điều của hòn đảo. Bờ biển vùng Vịnh trên Đảo Grand Isle được bao bọc bởi 'đường đê burrito', một ống chứa đầy cát cao 4 mét nằm ở phía sau bãi biển. Nó đã bị cơn bão đập vỡ ở nhiều vị trí, làm nước dâng ngập phần lớn hòn đảo và để lại những cồn cát dày cao hơn 2 mét.
Đứng trên đỉnh 'đê burrito' quanh co, nơi những vết rách trong ống cát được phơi nắng chiều, thị trưởng Cajun của đảo Grand Isle, David Camardelle, kể về những trận chiến mà ông đã phải đối mặt kể từ khi siêu bão Ida tấn công.
'Mọi thứ đều là một cuộc chiến', ông nói. 'Một cuộc chiến để cứu cộng đồng của chúng ta khỏi cơn bão'.
Camardelle đang trong quá trình vận động hành lang, không chỉ để đẩy nhanh việc sửa chữa các con đê mà còn để tăng cường khả năng bảo vệ hòn đảo khỏi những đợt triều cường tàn phá xa hơn trên biển. Ông tin rằng sự tàn phá ở phía tây hòn đảo ngày càng gia tăng do không có đê chắn sóng ở một số khu vực nhất định, đồng nghĩa với việc nước biển sẽ dâng mạnh hơn.
Với hàng trăm ngôi nhà cần phải phá dỡ, nhiều con đê trong tình trạng hư hỏng, đảo Grand Isle đang phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị cho mùa bão năm 2022. Trong bối cảnh xói mòn bờ biển và mực nước biển dâng cao, tất cả đều trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng khí hậu, vốn đã gây ra những cơn bão thường xuyên hơn và mức độ tàn phá mạnh hơn.
Những ngôi nhà bị tàn phá nặng nề bởi siêu bão Ida ở đảo Grand Isle, bang Louisiana, Mỹ. Ảnh: The Guardian.
Giống như nhiều người khác, Camardelle chỉ ra thực tế rằng đảo Grand Isle thường xuyên phải hứng chịu 'cú đấm' trước tiên từ những cơn bão cực mạnh, cảnh báo cho những khu dân cư lớn hơn, như thành phố New Orleans và Baton Rouge ở phía sâu hơn trong đất liền.
>> Xem thêm: 'Hòn đảo chết chóc' kinh dị cấm khách du lịch ở Anh