Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, cậu bé 8 tuổi tên là Khiêu Khiêu đến từ Vũ Hán trong lúc chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ đã đưa vở bài tập cho bố kiểm tra. Tuy nhiên, ông bố thấy nét chữ của con quá cẩu thả nên đã yêu cầu cậu bé viết lại ngay ngắn.
Khiêu Khiêu cho rằng chữ viết của em không đáng bị phê bình nên cãi lại bố, trong cơn tức giận ông bố đã giơ tay đánh đầu con. Khiêu Khiêu theo phản xạ đưa tay che chắn khi vẫn đang cầm bút chì sắc nhọn. Kết quả sau màn bạt đầu của bố, bút chì đã cắm thẳng vào đầu con khiến ông bố hoảng sợ, vội đưa con đến khoa ngoại thần kinh để mổ cấp cứu.
Hình ảnh thương tích của cậu bé 8 tuổi.
Bác sĩ Hoàng Văn Khải, Khoa phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán cho biết, cây bút chì đâm chéo 7cm từ sau đầu của cậu bé đến bên phải vùng cổ, rất may là bút chì không đâm xuyên vào hộp sọ. Tuy nhiên, tình trạng của cậu bé vẫn nguy hiểm vì bút chì chỉ cách ống cột sống vài mm và động mạch đốt sống.
Bác sĩ Hoàng Văn Khải chia sẻ: 'Nếu ống cột sống bị tổn thương, đứa trẻ có thể bị liệt. Nếu động mạch đốt sống bị thương, cậu bé có thể nguy hiểm đến tính mạng'.
Sau đó, bác sĩ cẩn thận loại bỏ cây bút chì và rửa vết thương nhiều lần để tránh than chì hoặc vụn gỗ còn sót lại vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Sau phẫu thuật, bác sĩ đã tiêm phòng uốn ván cho bệnh nhi kết hợp với điều trị chống nhiễm trùng. Chỉ sau một ngày theo dõi trong phòng chăm sóc đặc biệt, Khiêu Khiêu đã được chuyển đến khoa ngoại tổng hợp và xuất viện suôn sẻ vào ngày 9/1 vừa qua.
Sự việc trên được xem là hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Bác sĩ đưa ra lời nhắc nhở phụ huynh cần đặc biệt lưu ý:
Đối với trẻ nhỏ, cần đặt ra những quy tắc khi ăn, không được dùng đũa, nĩa, que… chạy lung tung, không được ngậm đồ vật trong miệng khi chơi đùa để tránh tai nạn xảy ra.
Đối với trẻ nhỏ trong độ tuổi đi học, phụ huynh cần đảm bảo giáo dục an toàn, điều chỉnh cảm xúc và không nên quá kích động khi kèm trẻ làm bài tập. Khi trẻ bị vật nhọn như que, đũa,… cắm vào mặt, phụ huynh không được tự ý lấy dị vật ra và cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trường hợp trẻ gặp chấn thương và xuất huyết, phụ huynh loại bỏ dị vật có thể khiến trẻ xuất huyết nội sọ và nguy hiểm đến tính mạng.