Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Mới đây, trên một hội nhóm học tập, bài đăng của cậu học trò lớp 12 gây bão với hơn 40 nghìn lượt like, hơn 7,6 nghìn chia sẻ và 4,2 nghìn bình luận. Trong đó, hầu hết trầm trồ ngưỡng mộ tài năng và sự sáng tạo của nam sinh này.
Trong bài đăng của mình, Nam Bảo chia sẻ loạt ảnh làm mới sách giáo khoa (SGK) do chính cậu bạn sáng tạo. Qua thiết kế của Nam Bảo, bộ SGK lớp 12 được khoác tấm áo mới, ‘chanh xả’, thu hút và hợp thị hiếu của hội học trò hơn hẳn.
Bộ SGK gây bão MXH của Trần Lâm Nam Bảo (Ảnh chụp màn hình)
Được biết, Trần Lâm Nam Bảo sinh năm 2004, hiện đang là lớp 12 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM. Chia sẻ về dự án của mình, Nam Bảo bộc bạch trên Pháp luật và Bạn đọc: ‘Là một học sinh đang học lớp 12, từ lâu em đã có niềm đam mê đặc biệt với thiết kế đồ họa và cả lĩnh vực giáo dục. Thời gian ngồi trên ghế nhà trường trong đầu em luôn tràn ngập các ý tưởng về những cách thức khiến việc học trở nên dễ dàng và gây hứng thú với học sinh hơn, thế là một ngày hình dung sơ khai nhất về dự án này ra đời’.
Trần Lâm Nam Bảo, tác giả bộ SGK mới, hiện đang là lớp 12 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM
Những cuốn SGK được Nam Bảo thiết kế lại gồm Vật lí, Ngữ Văn, Lịch sử, Hóa Học, Địa Lý và Sinh Học. Gen Z hy vọng thông qua bản redesign này, những bạn học sinh như Bảo sẽ có cách nhìn tích cực và hứng thú hơn về sách giáo khoa nói riêng và việc học nói chung, biến những môn học không còn là một khái niệm trừu tượng, mà là một người bạn thân thuộc mình có thể nhìn thấy qua thị giác, cảm giác và hình dung dễ dàng trong đầu.
Bìa cuốn Lịch sử là hình ảnh xe tăng quân Giải phóng trên đường phố Sài Gòn trưa 30/4/1975.
Bên trong là, Nam Bảo sử dụng Hor Tem Regular của Quang Huy và Lost Type của Mack Trinh làm 2 font headline chính.
Ở sách Ngữ văn, Nam Bảo vẫn giữ nét hoài cổ và lãng mạn như những gì mọi người thường hình dung về bộ môn này. Ở phần bìa là hình ảnh quen thuộc của người lái đò trên sông Đà.
Những bài thơ, bài văn không còn được thể hiện qua những con chữ, mà còn cả những hình vẽ minh hoạ giúp học sinh có góc nhìn khái quát về mỗi tác phẩm.
Ở bìa cuốn sách Sinh học, có thể thấy 2 người bạn quen thuộc của Menđen: hoa và đậu Hà Lan.
Phong cách Bảo chọn là organic nhưng không quá playful mà kết hợp với một tí hoài cổ, vintage.
Ở phần bìa sách Địa lý là hình ảnh niềm tự hào của Việt Nam - "Nóc nhà Đông Dương" Fansipan.
Địa lý là một bộ môn mang tính thực tiễn và cập nhật cao, vì thế nam sinh đã thể hiện nó theo một phong cách hiện đại và hợp thời hơn, bên cạnh đó những số liệu và biểu đồ quan trọng cũng được nhấn mạnh bằng màu sắc nổi bật.
Nội dung trong sách Hoá học được thiết kế nhiều khoảng trắng để tránh tạo cảm giác choáng ngợp trước lượng thông tin lớn, bên cạnh đó là những mảng màu highlight dễ chịu để đánh dấu những thông tin quan trọng thuận lợi cho mắt tìm kiếm và học phương trình, hiện tượng,...
Bên dưới phần bình luận, đa số đều bày tỏ bất ngờ, ngưỡng mộ và khen ngợi hết lời trước tư duy đồ hoạ của Nam Bảo, nhiều bình luận gật gù công nhận rằng, nếu bộ sách được thực hiện thật, chắc chắn sẽ truyền cảm hứng học tập tới học trò hơn nhiều.
'Nhìn SGK mà cữ ngỡ đọc tạp chí hay album idol chứ, nhưng mà không phủ nhận bé có tư duy đồ hoạ tốt ghê'
'Nhìn sách cái muốn ở lại lớp học nữa, muốn chăm học liền không ngủ gật nữa. Sách perfect quá ạ'
'Cảm ơn bạn vì đã dành công sức để sáng tạo ra tác phẩm này. Thực sự nếu có bộ sách này trong tay thì chắc chắn cảm hứng học sẽ lên rất nhiều'
Số khác cho rằng ý tưởng của Nam Bảo rất tốt nhưng áp dụng vào thực tế sẽ khó vì chi phí in ấn sẽ cao, khó áp dụng đại trà cho một bộ SGK.
‘Thật sự nhìn rất cuốn hút và chuyên nghiệp, nhưng có lẽ nó chỉ phù hợp với tài liệu học thuật cao cấp thôi, còn để phổ biến rộng rãi như SGK thì chi phí là vấn đề quan trọng.’
‘Ý tưởng thì hay đấy, nhưng chọn màu sắc không phù hợp, giá thành lại cao, có thể đề xuất thêm tranh ảnh minh họa các kiểu chớ như cuốn sách văn thì chắc dày 500 trang quá. Trông như mấy cuốn photobook’
‘Đẹp quá, rất cuốn hút. Áp dụng cho việc học thì rất hợp lý. Nhưng có áp dụng thực tế thì không khả thi, chi phí cao quá'