Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Bà Margaret McCollum (đến từ nước Anh) đã có một cuộc hôn nhân kéo dài 15 năm với người chồng quá cố của mình. Rời xa người bạn đời từ năm 2007, người phụ nữ U70 tuổi chọn cách sống cùng với những kỷ niệm và tận hưởng trọn vẹn tình yêu đó.
Cứ mỗi sáng, tại ga tàu điện ngầm Embankmen (London), nhiều người lại bắt gặp một hình ảnh thân thuộc của bà Margaret tới và dừng lại bên hàng ghế đợi một lúc rồi lại đi.
Có rất nhiều ánh mắt tò mò, thắc mắc xung quanh, nhưng khi tìm hiểu câu chuyện đằng sau đó thì họ lại ngưỡng mộ sự sắt son bên chặt của bà.
Ga tàu điện ngầm Embankmen tại nước Anh
Ông Oswald Laurence, người chồng quá cố của bà Margaret vốn là một diễn viên từng được chọn để ghi âm cụm từ 'Mind the gap' (chú ý khoảng trống) nhằm thông báo việc đảm bảo an toàn khi bước lên toa tàu tại The northbound Northern Line vào những năm 1950.
Sau khi chồng mất, để có thể giữ lại những kỷ niệm an ủi, bà Margaret đã đến đây mỗi ngày, tìm lại cảm giác thân thuộc như đang có chồng kề bên.
Bà Margaret đã duy trì việc đến ga tàu trong suốt 14 năm nay
Bà giải thích: 'Kể từ ngày anh ấy qua đời, tôi luôn ngồi tại đây và chờ đợi những chuyến tàu sắp di chuyển để có thể nghe thấy giọng nói quen thuộc đó'.
BBC đưa tin, ông bà đã phải lòng nhau từ cái nhìn đầu tiên từ cuộc gặp gỡ vào năm 1990. Hai năm sau đó, ông bà quyết định về chung một nhà. Bước qua tuổi tứ tuần, cả hai không thể hiện tình cảm với nhau như lúc thiếu thời mà tình yêu lúc nào cũng nhẹ nhàng, bình dị.
'Chúng tôi cưới nhau được 15 năm thì ông ấy mất, dù thời gian ở bên cạnh nhau không nhiều nhưng đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất cuộc đời.
Tôi là một bác sĩ, hằng ngày chứng kiến nhiều chuyện sinh ly tử biệt nhưng tôi tin chắc rằng một người chỉ thật sự mất đi khi không còn ai nhớ đến họ nữa. Và tôi, vẫn luôn nhớ rõ hình dáng của anh ấy, nụ cười cả những sự quan tâm' - bà kể lại
Vào đầu tháng 11 năm 2012, nhân viên kỹ thuật thông báo thay đổi hệ thống, dẫn đến việc những chỉ dẫn cũ sẽ được thay thế bởi một ghi âm mới. Margaret vô cùng tuyệt vọng: 'Vẫn là một buổi sáng bình thường, tôi ra ga tàu nhưng giọng nói quen thuộc đó đã không còn nữa. Đó là một sự hụt hẫng, tôi không muốn nhưng phải chấp nhận sự xa cách đằng đẵng này'.
Khi câu chuyện được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ lòng cảm phục với tình yêu chặt lòng chặt dạ của bà. Như một lời cảm ơn vì đã khiến nhiều trái tim 'rung rinh' nên sau đó, ga tàu điện ngầm tái sử dụng bản ghi âm của ông Oswald. Không những thế, thông báo còn được nhắc lại 3 lần trước mỗi chuyến thay vì một lần như trước đó.
Lời động viên cho những trái tim mất mát này đã giúp hãng ga tàu ghi điểm trong lòng hành khách.
(Theo BBC, Daily Mail Uk)