Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Năm 2021 vừa qua, màn ảnh nhỏ Việt xuất hiện loạt phim 'ăn khách' như Hướng dương ngược nắng, Hương vị tình thân, 11 tháng 5 ngày, Mùa hoa tìm lại, Phố trong làng, Thương ngày nắng về…
Khi xem các tác phẩm này, ngoài nội dung hấp dẫn và dàn diễn viên được yêu thích, khán giả đặc biệt ấn tượng với biệt danh được biên kịch hoặc được chính người xem đặt cho các nhân vật.
Đầu tiên phải kể đến cái tên Minh 'HH' của nhân vật chính Minh do Lương Thu Trang đóng trong Hướng dương ngược nắng. Minh 'HH' có nghĩa là Minh 'Hung Hãn', bắt nguồn từ tính cách mạnh mẽ, không ngại 'động chân động tay' khi gặp chuyện 'chướng tai gai mắt' của Minh.
Cũng trong Hướng dương ngược nắng, nhân vật Trí (Đình Tú) có tận 2 tên gọi là Trí 'Mâng' và 'Ngú Tri'. 2 cái tên này được mẹ Diễm Loan (Vân Dung) và chị Minh 'HH' (Lương Thu Trang) đặt cho Trí. Nguồn gốc của cái tên Trí 'Mâng' là do Trí là em út nên thường nũng nịu nói với mẹ và chị từ 'Vâng' thành 'Mâng'. Còn Ngú Tri khi đọc lái lại sẽ thành Trí 'Ngu' bởi Minh thấy em trai mình không được thông minh cho lắm!.
Cặp đôi chính Long và Nam của 'bom tấn' Hương vị tình thân lại có những biệt danh rất rất ấn tượng do khán giả đặt cho. Nếu Long thường được gọi là 'Shark' Long vì nhân vật này là 1 giám đốc trẻ bên ngoài đẹp trai, nhiều tiền, bên trong ấm áp thì Nam có rất nhiều biệt danh như Nam 'nọng', Nam 'giò', Nam 'lợn'… Nam có nhiều tên nhưng tất cả những cái tên này đều từ 1 lý do duy nhất là vì cô sở hữu ngoại hình mũm mĩm, đáng yêu.
Nhân vật Chiến (Anh Tuấn) trong Hương vị tình thân được gọi là Chiến 'chó'. Là 1 tên giang hồ có máu mặt nên biên kịch đặt cho Chiến biệt danh này cũng không có gì lạ.
Trong Mùa hoa tìm lại, nhân vật Đồng (Duy Hưng) là người đàn ông có vẻ ngoài xù xì cùng tính cách cục súc. Dẫu vậy, sự mạnh mẽ cùng trái tim ấm áp của nhân vật này vẫn được khán giả yêu mến và thân thương gọi anh bằng cái tê Đồng 'cục súc'.
Nhân vật Long của Trung Ruồi trong 11 tháng 5 ngày có cái tên chắc chắn khiến khổ chủ không mấy thích thú là Long 'đần'. Lý do là bởi cũng như Trí của Hướng dương ngược nắng, Long trong 11 tháng 5 ngày thường có những hành động, lời nói có phần ngớ ngẩn.
Ở Phố trong làng, nhân vật Hải gây chú ý khi được người xem đặt cho cái tên là Hải quạt. Lý do là bởi Hải là cô gái bán quạt.
Còn Mến của Phố trong làng thì sở hữu những biệt danh như Mến Chí Phèo, Mến nát… Lý do thì không có gì là phức tạp, chỉ vì Mến là gã đàn ông nghiện rượu, thường xuyên đánh mắng vợ con khi say.
Trong bộ phim lên sóng gần nhất là Thương ngày nắng về, các nhân vật hầu như đều có biệt danh riêng của mình. Bà Nga (NSƯT Thanh Quý) được gọi là bà Nga 'béo' do ngoại hình có phần thừa cân của bà.
2 chị em Vân Trang (Phan Minh Huyền) và Vân Vân (Ngọc Huyền) gọi nhau là Trang 'trọc' và Vân '3 chấm'.
Nhân vật Đức của Hồng Đăng được biên kịch ưu ái đặt cho 2 biệt danh là Đức 'sơ vơ' và Đức 'xoăn'. Cái tê Đức 'xoăn' đơn giản là do nhân vật này sở hữu mãi tóc xoăn tít, còn Đức 'sơ vơ' là bởi lý do tréo ngoe là Đức rất… sợ vợ.
2 con của Đức và Khánh (Lan Phương) trong Thương ngày nắng về được gọi bằng 2 cái tên rất dễ thương là Sam và So.
Đồng nghiệp của Vân Vân ở quán cà phê được Vân Vân gọi tên là 'Một Trăm' bởi đơn giản tên thật của nhân vật này là Bách.