Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Mới đây, Trịnh Kim Chi đã hé lộ vở kịch sắp ra mắt do cô thủ vai chính. Vở kịch mang tên Blouse Trắng, tái hiện lại những thời khắc khó khăn, khi cả nước oằn mình chống dịch Covid-19, đồng thời là món quà để tri ân các lực lượng nơi tuyến đầu. Trên trang cá nhân của mình, Trịnh Kim Chi chia sẻ khi xem Blouse Trắng, mỗi người sẽ thấy thấp thoáng chính mình, sẽ thấy được sự hy sinh của những người đã gác lại hạnh phúc riêng tư, gác lại cuộc sống yên bình để đi vào tâm dịch.
'Những con người ấy đã quên đi giấc ngủ, quên những bữa ăn, quên ngày quên tháng, quên thứ Bảy, Chủ nhật, quên đi sự nóng nực của những bộ đồ bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa, quên đi nỗi sợ hãi, ám ảnh khi chứng kiến những phút giây sinh tử… Nhưng đổi lại, họ cảm thấy ấm áp, vui mừng, tự tin khi từng bệnh nhân khỏi bệnh… Và những con người ấy dẫu có nghị lực kiên cường đến đâu cũng đã rơi nước mắt khi những bệnh nhân nặng không qua khỏi…' - Trịnh Kim Chi viết.
Poster Blouse Trắng.
Tuy nhiên, hình ảnh trên poster Blouse Trắng lại gặp phản ứng dữ dội từ bác sĩ Ngô Đức Hùng (Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai). Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, poster cho Blouse Trắng trông rất đẹp nhưng lại sai hoàn toàn về nguyên tắc chống nhiễm khuẩn cơ bản.
'1 trong những việc quan trọng nhất trước bệnh dịch lây nhiễm qua đường hô hấp, đó là bảo vệ đầu mặt cổ.
Việc đúng, là không được để tóc hở, phải đội mũ. Áo kín không mặc cũng được nhưng phải có yếm che cổ và ngực.
Vậy nên để đẹp, không mặc thì thôi chứ diễn viên mặc PPE kiểu lột mũ ra như thế này trông rất phản cảm. Cái áo sẽ trở thành vật lây nhiễm chứ không còn giá trị bảo vệ bạn nữa.
Chị em nên nhớ, đi chống dịch mà để đầu tóc tơ hơ như kia sẽ bôi Covid lên đầu, lại thêm động tác vuốt vuốt tóc làm dáng cho đẹp nữa thì ối dồi ôi' - bác sĩ Ngô Đức Hùng viết trên trang cá nhân.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng.
Ý kiến của bác sĩ Ngô Đức Hùng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Bên cạnh những ý kiến đồng tình với bác sĩ Ngô Đức Hùng cũng có những ý kiến cho rằng hình ảnh trên poster chỉ mang tính ước lệ, có thể thông cảm và chấp nhận được.