Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Chị Đỗ Thị H. (Thành phố Thái Bình, 29 tuổi) chia sẻ về hình ảnh rạn da của mình. Chị H. kể chị lấy chồng năm 24 tuổi và mang thai ngay. Khi còn thanh niên lúc nào chị cũng tự tin vì thân hình chuẩn cao 1,63 mét, nặng 50 kg. Nhưng khi mang thai, lại thai đôi, chị H. tăng lên 35 kg.
Thời điểm đó ai cũng nghĩ tăng cân là tốt cho con nên cứ mặc sức ăn thoải mái cũng không chú ý tới bản thân mình. Những vết da rạn chằng chịt tím như quả mồng tơi ở bụng, đùi nhưng chị H. chẳng để ý đến. Thiên chức làm mẹ quá lớn khiến chị hi sinh bản thân mình.
Sau khi mổ sinh, bụng chị H. như một rổ mỡ bèo nhèo. Nhìn hình ảnh mình trong gương, chị H. cũng sốc nặng. Chị mua đủ các loại rượu nghệ, gừng về bôi nhưng không có tác dụng gì. Phần da thừa ở bụng chảy xuống, da đùi, da ngực tất cả đều rạn với những vết chằng chịt.
Hình ảnh da rạn khi mang thai.
Nhiều đêm ngủ cạnh chồng, chỉ cần đặt tay lên chiếc bụng sần sùi những vết rạn nổi gợn mà tôi thấy chồng giật mình. Quan hệ hai người không còn mặn mà. Bản thân chị H. nhìn vào gương còn thấy sợ huống chi người khác. Cứ thế tình cảm vợ chồng nguội lạnh dần, chồng chị không còn quan tâm mình như trước nữa. Khi con được hơn 2 tuổi, chị phát hiện chồng có người thứ ba đặc biệt cô gái kia cũng đang mang thai 5 tháng.
Vừa sốc, vừa đau khổ, chị H. càng tiều tụy hơn không biết phải làm gì. Bản thân chị muốn thay đổi thì chỉ có phẫu thuật thẩm mỹ nhưng không phải giải quyết được hết. Cuối cùng, chị chọn ly hôn và nuôi 2 con. Làn da sau 5 năm vẫn chằng chịt các vết rạn lằn từ ngực xuống đùi.
Theo BS Diêm Thanh Thủy – BV Phụ sản Hà Nội, đây là mối quan tâm của cả triệu mẹ bầu. Rạn da nó không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người phụ nữ rất nhiều. Có những người mới ngoài 20 tuổi sau sinh đã bị rạn da khiến chị em tự ti, ảnh hưởng tới tinh thần rất nhiều.
Rạn da là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ khi mang thai.
Trong quá trình khám và tư vấn cho thai phụ nhiều chị em không để ý tới nhưng có những chị em lại quan tâm tới cơ thể của mình, họ rất quan tâm tới vấn đề rạn da. Có một trường hợp bác sĩ Thủy khám cho một nữ gymer tên T. và khi đó cô gái trẻ mang thai đôi đến tháng thứ 5 thì rạn da từ bụng, ngực, đùi. Rạn da ngứa khiến thai phụ ngứa và gãi đến mức cả bụng nổi mẩn đỏ. Bác sĩ hoảng hốt tưởng thai phụ nhiễm bệnh gì đến khi tư vấn thì người bệnh bị rạn da rồi ngứa gãi gây nhiễm trùng da.
Đến khi sinh xong, làn da để lại cho người phụ nữ là làn da rạn, sừng bì và 2 năm sau bà mẹ trẻ đó phải đi thẩm mỹ lại cắt bỏ vạt da, làm lại tất cả để có giảm bớt ảnh hưởng từ rạn da mang lại, giúp bà mẹ đó tự tin hơn.
BS Thủy cho rằng các bà mẹ mang thai cũng nên để ý làn da mình một chút để có thể dự phòng tình trạng này tốt hơn như cung cấp thêm colagen, sau sinh có thể đi tập luyện để giảm tình trạng rạn da.
ThS.BS. Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu Trung ương, rạn da tỷ lệ gặp rất nhiều, có khoảng 75 - 90% phụ nữ mang thai bị rạn da. Biểu hiện là các vết rạn màu đỏ, tím ở vùng bụng, hông đùi. Vết rạn khiến thai phụ có cảm giác ngứa, khó chịu do vấn đề tăng cân. Vết rạn này theo thời gian sẽ mờ đi và tồn tại rất lâu không thay đổi.
Rạn da liên quan tới vấn đề cơ địa, liên quan tới vấn đề gen… Người ta nhận thấy phụ nữ mang thai lần đầu dễ bị rạn da hơn lần sau hay gặp ở phụ nữ trẻ hơn phụ nữ lớn tuổi. Rạn da thường xuất hiện sau tình trạng tăng cân quá mức. Trong suốt quá trình mang thai thì trọng lượng tăng khoảng 10 kg nếu tăng lên tới 20 – 25 kg thì rạn da sẽ xuất hiện.
Rạn da thai kỳ vẫn còn là thách thức y học, mục tiêu để điều trị rạn da là cố gắng cải thiện tình trạng da rạn, cải thiện màu sắc, độ rộng của tình trạng rạn da. Rạn da không gây đau mà chủ yếu xuất hiện các vết trên da lúc đầu sẫm màu nhưng nhạt dần.
Khi xuất hiện các vết lằn đỏ trên da chị em nên có các biện pháp tích cực phòng ngừa. Cách phòng tránh chứng rạn da đơn giản nhất là nên tránh tăng cân quá nhanh, duy trì một chế độ ăn cân bằng với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống sữa và tránh các loại thực phẩm có quá nhiều chất béo hay đồ ăn nhanh, các sản phẩm chứa chất phụ gia, chất ổn định.