Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Great Karoo, là vùng đất khô hạn rộng lớn ở Nam Phi từng là nơi sinh sống của nhiều loại động vật hoang dã như sư tử, báo gêpa nhưng đến những năm 1840 những con vật này biến mất dần.
Phần lớn khu vực này sau đó trở thành nơi trú ngụ của gia súc. Cho đến năm 1997, Mark và Sarah Tompkins quyết định mua lại để dành đất phát triển cây xanh, dụ dỗ động vật hoang dã quay trở lại, đặc biệt là loài mèo lớn như sư tử và báo gêpa. Hiện khu vực cằn cỗi khô hạn ấy trở thành khu bảo tồn tư nhân Samara, ở Eastern Cape.
Hai vợ chồng đã mua khu đất với tổng diện tích 27.000 ha với mục đích xây dựng lại vùng đất tuyệt vời dành cho động vật hoang dã như trước đây.
Giờ đây, sau 25 năm được quản lý, chăm sóc cẩn thận, không chỉ báo gêpa, sư tử mà nhiều động vật hoang dã đã quay trở lại khu vực này và càng phát triển mạnh mẽ.
Khi mới mua, phần lớn đất khô cằn, chăn thả quá mức, không có sự đa dạng sinh học. Nhưng theo thời gian hệ thực vật của khu vực đã trở lại, rừng và đồng cỏ, sông suối, núi và thung lũng trải dài khắp khu bảo tồn, cung cấp môi trường sống và chăn thả cho động vật ăn cỏ.
Hiện có khoảng 20 loài linh dương sống trong khu bảo tồn này và động vật ăn thịt như voi.
Theo nhà quản lý, từng bước một họ sẽ đưa trở lại khu vực tự nhiên tuyệt vời như ngày nào.
Khi con mồi dồi dào, những kẻ săn mồi sẽ trở lại khu vực. Năm 2003, những con báo gêpa đầu tiên trở lại khu vực sau 130 năm. Trong ba cá nhân đầu tiên, con báo gêpa cái có tên là Sibella cái đã trở thành biểu tượng của Samara và sự thành công của khu vực này.
Tại ngôi nhà mới, nó đã sinh thêm 20 con và nuôi dạy tất cả, một con đã chết vì nguyên nhân tự nhiên vào năm 2015.
Khoảng 50 con hổ con sinh ra tại khu bảo tồn, dân số động vật hoang dã của Samara ngày càng tăng. Nhiều con được chuyển đến các khu bảo tồn và công viên quốc gia khác thông qua các Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã Nguy cấp.
Sư tử cũng dần xuất hiện vào năm 2019, sau đó chúng sinh con đẻ cái và ngày một nhiều hơn ở khu bảo tồn. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của báo hoa mai vào năm 2021. Lần đầu tiên sau nhiều năm, máy ảnh đặt trong khu vực ghi được hình ảnh về một con báo hoa mai đực to lớn.