Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Nói dối
Một số 'tật xấu' của trẻ lại là dấu hiệu của những đứa trẻ EQ cao hơn bạn bè cùng tuổi (Ảnh minh họa)
Đối mặt với việc trẻ nói dối, nhiều bậc cha mẹ sẽ phản ứng thái quá, cho rằng có thể có vấn đề về tư cách đạo đức của trẻ.
Mặc dù chúng ta cho rằng nói dối là một hành vi xấu nhưng dưới góc độ nhận thức tâm lý, khả năng 'nói dối' và 'nói dối vòng vo' là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao.
Nhiều bậc cha mẹ phàn nàn rằng con cái họ thường nói dối để trốn tránh trách nhiệm, bạn cần suy nghĩ xem có phải ngay từ đầu bạn đã quá nghiêm khắc khiến con cái sợ hãi khi phải chịu trách nhiệm hay không. Tinh thần trách nhiệm dần được trau dồi, cha mẹ cần thuyết phục trẻ rằng bạn sẵn sàng giải quyết vấn đề cùng trẻ, và tinh thần trách nhiệm của trẻ sẽ dần được trau dồi.
Nếu trẻ thường xuyên nói dối, bạn cần cho trẻ hiểu rằng nói thật không phải để trừng phạt bạn mà để cùng bạn giải quyết vấn đề.
Thích ném đồ
(Ảnh minh họa)
Một số trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 3 rất thích ném đồ đạc. Ngay sau khi người mẹ nhặt lên, chúng lại tiếp tục ném xuống đất, điều này khiến cho người mẹ cảm thấy rất tức giận và cho rằng đứa trẻ đang cố chống đối mình.
Thực ra, sở dĩ trẻ làm như vậy là do chúng đang nhận thức và nhận biết thế giới bằng đôi tay của mình. Khi mới sinh, trẻ thường dùng miệng để nhận biết kích thước, kết cấu và hình dạng của đồ vật. Đến khi cơ thể phát triển, trẻ bắt đầu nhận thức thế giới bằng tay và thích ném đồ vật chứ không cố ý nghịch ngợm.
Bên cạnh đó, việc ném đồ không chỉ góp phần phát triển sức mạnh cánh tay, phối hợp tay mắt mà còn giúp thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, tư duy, khả năng tập trung và quan sát của trẻ. Lúc này, cha mẹ không nên ngăn cản việc ném đồ của trẻ, miễn là những thứ ném được không gây nguy hiểm.
Nói lại và không vâng lời
Tôi luôn tin rằng mọi bậc cha mẹ thông minh nên để con cái làm chủ khả năng thuyết phục càng sớm càng tốt. Nhưng thực tế là nhiều bậc cha mẹ khi nghe trẻ bắt bẻ, chống đối người lớn lại gọi là 'cãi', 'không ngoan' và bắt con phải im lặng.
(Ảnh minh họa)
Thật kỳ lạ tại sao các bậc cha mẹ không nhận ra rằng dấu hiệu 'nói lại' cho biết rằng đứa trẻ đang lớn lên sao? Khi chúng nói lại những yêu cầu, lời quát mắng của cha mẹ, điều chúng muốn là sự chú ý và phản hồi của người lớn. Điều chúng muốn biết là người lớn sẽ dành cho mình bao nhiêu kiên nhẫn. Điều chúng muốn truyền tải hơn cả là - con không phải là một đứa trẻ nữa.
Các nhà tâm lý học đã từng cho biết rằng: 'Cuộc tranh luận giữa các thế hệ là bước quan trọng để con em mình trưởng thành hơn'.
'Nói không nghe lời' là biểu hiện của sự trưởng thành, sự thức tỉnh ý thức tự chủ của trẻ, đồng thời là một trong những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao.
Sống nội tâm và không nói nhiều
Là cha mẹ, chúng ta luôn có những lo lắng, băn khoăn trước sự 'hướng nội' của trẻ, nhiều người còn đánh đồng hướng nội với trí tuệ cảm xúc thấp, đó là một sai lầm.
(Ảnh minh họa)
Những đứa trẻ có tính cách hướng nội có mạch não dài hơn, khi não bộ xử lý thông tin, chúng cũng sẽ lắng nghe một cách cẩn thận những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của mình.
So với những đứa trẻ hướng ngoại làm theo hướng dẫn của người lớn mà không nghĩ đến việc 'bản thân mình suy nghĩ gì', những đứa trẻ hướng nội có nhiều khả năng củng cố nội tâm hơn và khá tự lập.
Đối với trẻ hướng nội, lo lắng và hồi hộp là hai cảm xúc không cần thiết nhất, chúng ta chỉ cần yên tâm và mạnh dạn cho trẻ thêm không gian 'một mình', để trẻ tiếp thêm năng lượng khám phá thế giới nội tâm, đó chính là điều trẻ cần nhất!