Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
Ông Công ông Táo trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Ngày nay, sự tích đó được gọi nôm na là sự tích '2 ông 1 bà' - vị thần đất, vị thần nhà và vị thần bếp núc. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.
Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (ngày Táo Quân lên chầu trời), ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm để Thiên Đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Chính vì thế, vào ngày này, các gia đình thường làm lễ tiễn Táo Quân lên chầu trời một cách chu đáo với mong muốn Thần Bếp sẽ 'phù hộ' cho gia đình mình được nhiều may mắn. Các gia đình sẽ chuẩn bị nghi lễ tươm tất với bài cúng ông Táo và các lễ vật khác nhau.
Dưới đây là bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin, độc giả có thể tham khảo:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
>> Xem thêm: Những kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Công, ông Táo