Vui lòng xác nhận bạn đã đủ
18 tuổi để
đọc tiếp
Bằng cách nhấp vào xác nhận “Tôi đã đủ 18 tuổi” là bạn đồng ý với các điều khoản của bài viết này.
>> Xem thêm: F0 điều trị tại nhà nếu xuất hiện những dấu hiệu sau đây cần được cấp cứu và chuyển viện
Trong hướng dẫn điều trị cho trẻ em là F0 (mức độ nhẹ) đang điều trị tại nhà, Sở Y tế Đà Nẵng lưu ý nên cho trẻ: Nằm phòng riêng, áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
Với điều trị triệu chứng:
+ Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5oC: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ.
+ Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.
Thực hiện: Uống nhiều nước.
Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.
+ Đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
Khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng “hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu cảnh báo.
Đáng lưu ý, Sở Y tế Đà Nẵng nêu rõ các dấu hiệu cảnh báo và chuyển nặng cần báo ngay cho Trạm y tế và cấp cứu 115 hoặc chuyển viện ngay.
Cụ thể,
Dấu hiệu cảnh báo:
Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động:
- Sốt > 38oC
- Tức ngực
- Đau rát họng, ho
- Cảm giác khó thở
- Tiêu chảy
- SpO2 < 96% (nếu đo được)
- Trẻ mệt, không chịu chơi
- Ăn/bú kém
Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã, phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Thở nhanh theo tuổi (Trẻ 1–5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, > 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút)
- Tím tái môi đầu chi
- Cánh mũi phập phồng
- SpO2 < 95% (nếu đo được)
- Rút lõm lồng ngực
- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống